Phân chia Thời_kỳ_Tiền_Cambri

  • Liên đại Nguyên Sinh (Proterozoic): Cách sử dụng ngày nay chủ yếu nói tới khoảng thời gian từ ranh giới Hạ Cambri (khoảng 542 Ma), ngược trở lại tới 2.500 Ma. Ranh giới này được các tác giả khác nhau đặt ở các mức thời gian khác nhau, nhưng hiện nay nói chung đặt ở ngưỡng 542 Ma. Như sử dụng nguyên bản, nó là từ đồng nghĩa cho "Precambrian" và vì thế bao gồm mọi thứ diễn ra trước ranh giới kỷ Cambri.
    • Đại Tân Nguyên Sinh (Neoproterozoic): đại địa chất ở cao nhất (nghĩa là trẻ nhất) của liên đại Nguyên sinh, gần đúng là từ ranh giới kỷ Cambri ngược trở lại tới 1.000 Ma, mặc dù cách dùng ngày nay có xu hướng thể hiện cho khoảng thời gian ngắn hơn (542-600 Ma). Đại Tân Nguyên sinh tương ứng với các lớp đá Precambrian Z trong địa chất Bắc Mỹ.
      • Kỷ Ediacara: Tháng Ba năm 2004, IUGS chính thức định nghĩa thuật ngữ này để miêu tả kỷ địa chất này. Kỷ này bắt đầu vào thời gian trầm lắng của ranh giới địa tầng cụ thể, vào khoảng 635 Ma. Kỷ này kết thúc khi kỷ Cambri bắt đầu vào khoảng 542 Ma. Trong kỷ này thì quần động vật Ediacara xuất hiện.
      • Kỷ Cryogen được phê chuẩn năm 1990, theo Episodes 14 (2), trang 139-140, 1991; tuy nhiên có kế hoạch thay thế vào năm 2009. Theo website chính thức của ICS thì kỷ này bắt đầu vào khoảng 850 Ma.
      • Kỷ Tonas được phê chuẩn năm 1990, theo Episodes 14 (2), trang 139-140, 1991 với đáy của nó ở mức 1.000 Ma.
    • Đại Trung Nguyên Sinh (Mesoproterozoic): đại trung gian của liên đại Nguyên sinh. Nó kéo dài khoảng từ 1.600 tới 1.000 Ma. Tương ứng với các lớp đá "Precambrian Y" của địa chất Bắc Mỹ.
    • Đại Cổ Nguyên Sinh: đại cổ nhất của liên đại Nguyên sinh. Kéo dài từ khoảng 2.500 tới 1.600 Ma. Tương ứng với các lớp đá "Precambrian X" của địa chất Bắc Mỹ.
  • Liên đại Thái cổ (Archaean): Kéo dài từ khoảng 4.000-3.800 tới 2.500 Ma.
  • Liên đại Hỏa Thành (Hadean): Trước thời gian 4.000-3800 Ma. Thuật ngữ này có xu hướng ban đầu là bao gồm khoảng thời gian trước khi bất kỳ loại đá được bảo tồn nào có thể được trầm lắng, mặc dù một vài lớp đá cổ dường như cổ hơn cả mốc giới này. Một vài tinh thể ziricon từ khoảng 4.400 Ma minh chứng cho sự tồn tại lớp vỏ trong liên đại này. Các mẫu vật khác từ thời kỳ Hỏa Thành đến từ Mặt Trăng và các vẫn thạch.

Người ta cũng đã đề xuất rằng thời kỳ Tiền Cambri nên được phân chia thành các liên đại và đại để phản ánh các giai đoạn trong tiến hóa hành tinh, hơn là dựa vào sơ đồ dựa trên các thời kỳ đánh số. Hệ thống như thế phải dựa vào các sự kiện trong hồ sơ địa tầng và được phân ranh giới bởi các GSSP. Thời kỳ Tiền Cambri có thể phân chia thành 5 liên đại "tự nhiên", được đặc trưng như sau[5]

  1. Bồi tích và phân dị: thời kỳ hình thành hành tinh cho tới sự kiện va chạm khổng lồ hình thành Mặt Trăng.
  2. Liên đại Hỏa Thành: thời kỳ Oanh tạc nặng muộn.
  3. Liên đại Thái cổ: thời kỳ được định nghĩa như là sự hình thành lớp vỏ đầu tiên (dải đá lục Isua) cho tới khi có trầm tích của các thành hệ sắt dải do sự tăng lên của ôxy trong khí quyển.
  4. Chuyển tiếp: thời kỳ hình thành sắt dải liên tục cho tới khi có các lớp đá đỏ lục địa đầu tiên.
  5. Liên đại Nguyên sinh: thời kỳ của các mảng kiến tạo hiện đại cho tới khi có động vật đầu tiên.